Bảng lương - Tiền lương

1. Thiết lập thang bảng lương

Thang bảng lương là quy chuẩn để doanh nghiệp thực hiện kê khai hệ thống lương. Thang lương được xây dựng có các bậc lương, ngạch lương, được thiết kế thành hệ thống nhằm làm cơ sở trả lương cho người lao động. Doanh nghiệp trả lương cho nhân viên dựa trên năng lực, chức vụ của mỗi nhân viên tương ứng với thang lương đã lập.

Để tạo thang bảng lương anh/ chị chọn biểu tượng HRM>> Chọn Thang bảng lương

Click Thêm ngạch lương

Anh/Chị cập nhật đầy đủ các thông tin:

(1) Tên ngạch lương: theo vị trí nào, thuộc bộ phận nào Ví dụ: Nhân viên kinh doanh

(2) Mức lương cơ bản: Tùy thuộc vào từng vị trí sẽ có mức lương cơ bản

(3) Bậc lương: anh/chị điền sao cho phù hợp với từng vị trí của doanh nghiệp.

Công thức tính trong thang bảng lương như sau:

1 = 100% = lương cơ bản, cứ thêm chữ số thập phân vào đằng sau thì hệ thống sẽ chia ra và nhân theo con số thập phân đó.

VD: 1.2 = lương cơ bản * 1.2

Lương nếu ở hệ số là 2= lương cơ bản * 2

Getfly hỗ trợ tối đa 3 chữ số thập phân trong ô hệ số nhân lương và tối đa 1 ngạch lương có thể thiết kế 8 bậc.

Để thêm ngạch lương cho các vị trí khác anh/ chị click thêm ngạch lương

Sau khi hoàn tất việc xây dựng thang bảng lương click cập nhập

2. Thiết lập bậc lương theo vị trí

• Bậc lương là mức lương thăng tiến trong mỗi ngach lương của người lao động. Mỗi bậc lương sẽ tương ứng với một mức lương cố định.

• Mục tiêu là để kích thích tinh thần làm việc của người lao động tuỳ vào mỗi ngành nghề, công việc mà doanh nghiệp sẽ xây dựng bậc lương tương ứng theo từng vị trí, bộ phận trong doanh nghiệp.

Để thiết lập bậc lương anh/chị truy cập biểu tượng HRM >> Bậc lươngvị trí

Click Thêm mới

Chọn Thêm bậc lương

Anh/ chị điền các thông tin bao gồm:

(1) Bậc lương vị trí: thuộc vị trí nào, bộ phận nào. Ví dụ: Nhân viên kinh doanhhọn thời gian có hiệu lực của bậc lương, nếu đây là bậc lương áp dụng cho cả năm thì anh/ chị còn thời gian kéo dài đến hết năm.

Ví dụ: từ ngày 01/01/2022 đến 31/12/2022

(2) Lương: Cài đặt mức lương cơ bản đạt được và mức lương theo bậc của vị trí tương ứng.

Ví dụ: P1 là mức lương cơ bản: 4.730.000 VNĐ

P2 là mức lương thưởng theo bậc 1 là: 1.000.000 VNĐ

(3) Lương theo hiệu xuất công việc:

Trường hợp công ty anh/ chị có xây dựng hệ số lương 3P thưởng theo hiệu suất đạt được KPI mà công ty giao thì tuỳ vào bậc sẽ có mức thưởng là bao nhiêu.

Ví dụ: Bậc lương 1: 2.000.000 VNĐ

Nếu trường hợp công ty anh/ chị không xây dựng hệ thống lương 3P thì phần này không cần điền.

(4) Phụ cấp: phần này nếu doanh nghiệp có phụ cấp tiền ăn thì sẽ điền số tiền phụ cấp tương ứng. Số tiền phụ cấp tại đây sẽ được tính theo số ngày công làm việc.

(5) Tổng thu nhập dự kiến.

Sau khi hoàn tất click thêm mới

Toàn bộ bậc lương sẽ hiển thị ngoài Danh sách bậc lương vị trí

Trạng thái bậc lương đang áp dụng hoặc đã hết hạn căn cứ theo thời gian áp dụng anh/ chị chọn.

Lưu ý: Lương của nhân viên trong mục tiền lương sau này sẽ căn cứ theo bậc lương vị trí vậy cần đảm bảo bậc lương vị trí đó phải ở trạng thái đang áp dụng

Để sửa bậc lương anh/ chị click cây bút

Để xoá bậc lương anh/ chị click biểu tượng thùng rác

Tại đây anh/ chị có thể tìn kiếm bậc lương theo: tên bậc lương, ngày bắt đầu, ngày kết thúc.

.

3. Tiền lương

Anh/ chị chọn biểu tượng module HRM >> Chọn Tiền lương

Click Thêm mới để tạo bảng lương

- Đặt tên bảng lương.

- Chọn tháng, năm.

- Chọn bảng lương của phòng ban nào. Ví dụ: kinh doanh HN

Anh/ chị có thể chọn nhiều phòng ban cùng lúc trong 1 bảng lương.

Hoàn tất click thêm

Tiếp theo click vào tên bảng lương mới tạo

Sẽ hiển thị ra bảng lương của tường nhân viên trong phòng ban đã chọn trước đó

Trong bảng lương bao gồm thông tin:

Phòng ban- tên nhân viên trong phòng ban, KPI cá nhân, công chuẩn, Thử việc/học việc, Chính thức, làm ngày nghỉ hàng tuần, Tổng ngày công, lương tình theo ngày công, Tổng phụ cấp, Doanh số đã TT, Lương DS, KPI tháng, P3, P3 quý, Tổng phụ cấp trước thuế, BHXH bắt buộc, Giảm trừ gia cảnh, Tổng các khoản giảm trừ, Thu nhập chịu thuế tạm tính, Thuế thu nhập cá nhân, Thu nhập sau thuế TNCN, Thưởng P3 trả tích lỹ cuối quý, tháng, Hoàn tiền, khen thưởng, Tiền phạt đã thu hồi HĐ từ đầu năm, Quỹ nội bộ, Tổng thu nhập, Phạt vi phạm quy tắc chấm công, Khoản trừ, Phạt chậm thu hồi HĐ, Tổng tiền thanh toán, Thu nhập tháng trước, ghi chú

Cột 1: Phòng ban

Đây là thông tin tên các nhân sự trong phòng ban tương ứng.

Cột 2: Gửi lương

Khi click Gửi lương thì sẽ gửi bảng lương riêng của nhân sự đó qua tin nhắn trên hệ thống Getfly

Cột 3: KPI cá nhân

Trường hợp công ty anh/chị có giao phiếu chỉ tiêu KPI cho nhân viên trên Getfly thì sẽ chọn phiếu giao chỉ tiêu KPI tương ứng với nhân viên đó.

Trường hợp nếu bên công ty anh/ chị không giao phiếu KPI cho nhân viên trên Getfly thì phần này anh/ chị không cần chọn.

Có thể click vào biểu tượng bút tháng.

để điền % KPI nhân viên đó đạt được trong

biểu tượng tính lại: dùng trong trường hợp chọn phiếu KPI thì sẽ cập nhật lại giá trị mới nhất của phiếu KPI đã chọn.

Cột 4: Công chuẩn

Lấy theo tổng số công của các ca chấm công mà nhân viên được áp dụng.

Bút sửa để có thể cập nhật giá trị bất kỳ.

Tính lại để cập nhật lại ngày công theo ca chấm công của nhân viên đó.

Cột 5: Thử việc/ học việc

Đây là với trường hợp nhân sự trong thời gian thử việc

- Công: mặc định giá trị bằng 0 tuy nhiên anh/ chị click công thử việc của nhân sự đó căn cứ theo bảng chấm công.để cập nhật số ngày

- Lương: lấy theo bậc lương vị trí thiết lập trong hợp động của nhân sự đó.

Ngoài ra trong hợp đồng Tỷ lệ hưởng lương của nhân sự đó anh/ chị để là bao nhiêu: 85% hay 100% thì công thức tính lương= 85% của P1+ P2 trong bậc lương vị trí.

Cột 6: Chính thức

Đây là với trường hợp nhân viên chính thức của công ty.

- Công: Tính theo kết quả chấm công của nhân viên. Ngoài ra có thể chủ động cập nhật giá trị bằng cách click vào biểu tượng

- Lương: Lấy theo bậc lương vị trí thiết lập trong hợp đồng của nhân viên.(P1+P2)

Cột 7: Ngày làm nghỉ hàng tuần

- Mục tiêu: Áp dụng với doanh nghiệp có nhân sự đi làm ngày nghỉ hoặc ngày lễ và công ty có áp dụng nhân lương trong những ngày đó.

- Anh/ chị điền số ngày công để được nhân lương tại đây

Anh/ chị click vào biểu tượng cây bút để cập nhật.

Cột 8: Tổng ngày công

Tổng ngày công = Tổng ngày công thử việc + Tổng ngày công chính thức +Tổng ngày công thử việc đi làm ngày nghỉ + Tổng ngày công chính thức đi làm ngày nghỉ

Cột 9: Lương tính theo ngày công

Lương tính theo ngày công = (Công thử việc * Lương thử việc +Công chính thức

* Lương chính thức + Công thử việc đi làm ngày nghỉ * Lương thử việc * 2 + Công chính thức đi làm ngày nghỉ * Lương chính thức * 2) /Công chuẩn.

Cột 10: Tổng phụ cấp

Có 3 phụ cấp mặc định:

Phụ cấp ăn trưa = (Công thử việc + Công chính thức) / Công chuẩn * Phụ cấp (Bậc lương vị trí thiết lập trong hợp đồng của nhân sự).

Phụ cấp chuyên cần: phần này tôi đã hướng dẫn anh/ chị thiết lập ở bài học 1- Mục 16 phụ cấp.

Cách tính phụ cấp chuyên cần= Nếu công chuẩn - tổng ngày công < số ngày vi phạm được phép thì sẽ nhận được số tiền phụ cấp như thiết lập, ngược lại phụ cấp chuyên cần bằng 0.

Phụ cấp nuôi con nhỏ: Phần này cũng thiết lập số tiền phụ cấp nuôi con nhỏ trong bài học 1- mục 16 phụ cấp.

Ngoài ra trong mục thiết lập nhân sự ở bài học 5- mục gia đình có cập nhật thông tin gia đình người phụ thuộc có tích nhận phụ cấp và thời gian hết hạn.

Lưu ý: Người được check nhận phụ cấp và có ngày hết hạn > ngày cuối tháng sẽ là người thỏa mãn.

Số tiền phụ cấp nuôi con nhỏ = Số người thỏa mãn điều kiện * Số tiền thiết lập.

• Ngoài ra có 3 loại phụ cấp khác

- Loại cố định: Mặc định sẽ nhận được số tiền theo cài đặt nếu nhân viên được áp dụng.

- Loại tỷ lệ theo ngày công: (Công thử việc + Công chính thức) / Công chuẩn * Phụ cấp

- Loại tự nhập: Mặc định bằng 0, có thể cập nhật trong chi tiết tiền lương.

- Áp dụng cho nhân viên: Chọn trong hợp đồng nhân sự

- Chữ I để xem thông tin các khoản phụ cấp.

- Ấn vào biểu tượng vòng quay lại Tính lại phụ cấp.

Cột 11 Doanh số đã TT

Căn cứ dựa theo đơn hàng đã thanh toán của nhân sự đó.

Cột 12: Lương Doanh số

Để ra cột này thì cần thiết lập trong Cài Đặt >> HRM >> Tỷ lệ hoa hồng

Cột 13 KPI tháng

Đây là % KPI ở cột 3

Cột 14- 15- 16- 17- 18: Tổng P3 HĐ, P3 tháng, P3 Quý, P3 6 tháng, P3 Tháng thực tế

Tổng P3 HĐ là Lương P3 (Bậc lương vị trí thiết lập trong hợp đồng của nhân sự).

P3 tháng, P3 quý, P3 6 tháng là thiết lập trong phần Cài đặt >> HRM >> Phần tram lương P3 ở bài học 1 mục 7.

P3 tháng thực tế= P3 theo HĐ * % P3 tháng * % KPI tháng

Cột 19: P3 Quý

- Tiền P3 tích luỹ để trả quý. Ví dụ tháng 3 sẽ là SUM (tổng P3 tích luỹ 3 tháng: 1,2,3)

- P3 Quý 1 tháng = P3 theo HĐ * % P3 quý * % KPI tháng.

Cột 20 Tổng thu nhập trước thuế

Tổng thu nhập trước thuế = Lương tính theo ngày công + Tổng phụ cấp + Lương DS + P3 Tháng thực tế (nếu có)

Cột 21- 22- 23 Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Cột mức lương cơ bản: lây từ hợp đồng nhân sự

DN đóng: Thiết lập trong Cài đặt >> HRM >> Bảo hiểm >> BH doanh nghiệp trả

NLĐ đóng: Thiết lập Cài đặt >> HRM >> Bảo hiểm >> NLĐ đóng

Cột Giảm trừ gia cảnh

- Bản thân: lấy từ hợp đồng nhân sự

Người phụ thuộc:

+ Số lượng: thiết lập trong nhân sự.

+ Mức giảm: Thiết lập trong Cài đặt >> HRM >> Giảm trừ người phụ thuộc

- Tổng giảm trừ gia cảnh= Giảm trừ gia cảnh bản thân + Số lượng người phụ thuộc * Mức giảm người phụ thuộc.

Cột Tổng các khoản giảm trừ

Tổng các khoản được giảm trừ = Phụ cấp ăn trưa + Bảo hiểm người lao động trả + Tổng giảm trừ gia cảnh.

Cột thu nhập chịu thuế tạm tính

Thu nhập chịu thuế tạm tính = Tổng thu nhập trước thuế - Tổng các khoản giảm trừ.

Cột thuế thu nhập cá nhân

Thiết lập Cài đặt >> HRM >> Thuế Hiện tại đang áp dụng 2 cách tính thuế

Cột thu nhập sau thuế TNCN

Thu nhập sau thuế TNCN = Tổng thu nhập trước thuế - Bảo hiểm người lao động trả - Thuế TNCN.

Cột thưởng P3 tích lũy trả cuối quý, tháng:

- Ví dụ lương tháng 6 = Tổng P3 quý tháng 4, 5, 6 + Tổng P3 6 tháng 1,2,3,4,5,6

- P3 6 tháng của 1 tháng = P3 theo HĐ * % P3 6 tháng * % KPI tháng.

Cột hoàn tiền

Cột này là giá trị tự nhập anh/ chị click vào biểu tượng bút để điền giá trị nếu có.

Cột khen thưởng

Tổng các khoản thưởng có thời gian trong tháng và thuộc loại “Cộng dồn kỳ lương”.

Có thể tính lại khi có thay đổi.

Mục này được cài đặt trong nhân sự >> khen thưởng

Cột TT tiền phạt HĐ đã thu hồi về từ đầu năm

Cột này áp dụng với trường hợp DN có cơ chế cho kinh doanh sau khi hợp đồng với khách hàng cần phải thu hồi hết toàn bộ hợp đồng đã ký, trường hợp không thu hồi được hết thì sẽ phạt.

Mục này để giá trị tự nhập biểu tượng cây bút để anh/ chị chủ động tự nhập số tiền phạt tương ứng nếu có.

Cột quỹ nội bộ

Thiết lập trong phần cài đặt theo % tính theo mức lương cơ bản của nhân sự tương ứng.

Quỹ nội bộ= Giá trị = % quỹ nội bộ * (Công thử việc * Lương thử việc + Công chính thức * Lương chính thức) / Công chuẩn

Cột Tổng thu nhập

Tổng thu nhập = Thu nhập sau thuế TNCN + Thưởng P3 tích lũy trả cuối quý, tháng

+ Hoàn tiền + Tiền thưởng + TT tiền phạt HĐ đã thu hồi về từ đầu năm - Quỹ nội bộ.

Cột vi phạm quy tắc chấm công

Mục tiêu: để điền số lần vi phạm đi muộn hoặc phạt số lần quên chấm công của nhân sự.

Phần này đang để giá trị tự nhập để anh/ chị chủ động điền.

Anh/ chị click bút để điều chỉnh

Cột khoản giảm trừ

Giá trị tự nhập các khoản giảm trừ vào lương Ví dụ: số tiền đã tạm ứng lương ….

Cột phạt chậm thu hồi HĐ

Giá trị tự nhập điền số tiền phạt chậm thu hồi HĐ nếu có

Cột tổng số tiền thanh toán

Tổng tiền thanh toán = Tổng thu nhập - Phạt vi phạm quy tắc chấm công - Khoản trừ - Phạt chậm thu hồi HĐ.

Cột thu nhập tháng trước

Khi anh/ chị click vòng tròn quay lại thì hệ thống sẽ hiển thị thông tin lương tháng trước của nhân sự

tương ứng nếu có để so sánh lương tháng này thực nhận với lương tháng trước.

Lưu ý:

Khi thiết lập bảng lương trong HRM nhân viên sẽ chủ động xem được lương của mình trong mục Cá nhân >> Tiền lương

Người quản lý trực tiếp của nhân viên sẽ xem được bảng lương của nhân sự trong phòng ban mình phụ trách

Người có quyền truy cập vào tiền lương.

Last updated