KPI Nhân viên

1. Cách truy cập vào KPI Nhân viên

Anh/ chị click vào KPI (F7) chọn KPI nhân viên:

2. Giới thiệu về KPI Nhân viên

KPI nhân viên là bản báo cáo tự động tổng hợp, báo cáo lại các dữ liệu mà một cá nhân trong doanh nghiệp thực hiện trên hệ thống theo khoảng thời gian.

Mục tiêu của KPI nhân viên:

+ Giúp cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về những việc mà nhân viên đó đã làm.

+ Nhân viên có thể thống kê được những công việc của mình, doanh thu, doanh số của mình mà không mất quá nhiều thời gian để làm báo cáo.

+ Hệ thống tự động cập nhật báo cáo liên quan tới việc nhân viên đó đã làm trên hệ thống kiến cho việc đánh giá minh bạch và rõ ràng hơn

.

Lưu ý:

- Để xem được KPI Nhân viên, anh chị cần phải được phân quyền bằng cách vào biểu tượng Cài đặt-> Phân quyền-> Chọn nhóm quyền:

+ Quyền Truy cập Thống kê KPI: nhìn thấy tính năng KPI trên màn hình và truy cập vào sẽ xem được Danh sách KPI

+ Quyền Truy cập Thống kê KPI Nhân viên: xem được thống kê KPI của cá nhân mình.

+ Quyền Xem tất cả: Xem được toàn bộ KPI của tất cả phòng ban trên hệ thống.

- Nếu chỉ được phân quyền xem KPI phòng ban thì chỉ xem được KPI phòng ban của mình trực thuộc phòng ban đó.

- Nếu được phân quyền xem tất cả thì sẽ xem được dữ liệu báo cáo của các phòng ban khác.

- Theo logic hệ thống thì cấp trên sẽ nhìn thấy được KPI của nhân viên cấp dưới.

- Những nhân viên ngang cấp nhau thì sẽ không xem được KPI của nhau trừ khi phân quyền cho xem tất cả KPI nhân viên.

- Nếu chỉ được phân quyền truy cập vào KPI nhân viên thì chỉ xem được KPI của mình.

3. Tổng quan KPI Nhân viên

Đối với trưởng phòng anh/ chị có thể lựa chọn Nhân viên mà anh/ chị muốn xem ở phần thống kê nhân viên:

4. Bảng tỷ lệ chuyển đổi

Là tỷ lệ chuyển đổi từ lúc có khách hàng mới cho đến khi khách hàng mua hàng, có doanh thu

Bảng tỷ lệ chuyển gồm có 5 bước:

Bước 1: Khách hàng mới:

Thống kê số lượng khách hàng được tạo ra trong tháng.

Tổng số khách hàng nhân viên đó là người phụ trách.

Chi tiết theo từng nguồn anh/ chị đã phân loại

Bước 2: Tương tác:

Thống kê tổng tương tác của bạn nhân viên đó với khách hàng trong tháng.

Bước 3: Hoạt Động

Thống kê toàn bộ công việc của bạn nhân viên đó thực hiện trong tháng theo dự án công việc hoặc theo loại công việc thực hiện.

Bước 4: Đơn hàng

Thống kê tổng đơn hàng của nhân viên đó thực hiên trong tháng

Bước 5: Doanh thu

Doanh thu: là doanh thu trên tổng đơn hàng bán trong tháng.

Chi tiết theo từng nguồn anh/ chị đã phân loại

Doanh thu: là doanh thu trên đơn hàng và thống kê theo nguồn khách hàng.

5. Thống kê công việc

  • Thực tế phát sinh: những công việc thực tế tạo trong tháng

  • Thống kê tất cả những công việc đã hoàn thành, đang tiến hành, chờ xác nhận, chậm tiến độ.

Chậm tiến độ dựa theo thời gian kết thúc (deadline) của công việc do anh chị tạo hoặc do người khác tạo.

  • Thống kê khách hàng được chăm sóc: là thống kê những KH mà bạn nhân viên đó là người phụ trách và bạn ý chăm sóc theo các khoảng thời gian từ 0- 7 ngày, 7-14 ngày, … 30- 90 ngày căn cứ dựa trên số liên hệ lần cuối.

  • Số lượng khách hàng theo mối quan hệ mà bạn nhân viên đó là người phụ trách. anh chị có thể trỏ chuột vào biểu đồ để xem chi tiết và số lượng KH.

  • Số lượng KH theo nguồn và doanh thu theo nguồn mà bạn nhân viên đó là người phụ trách.

  • Số lượng KH theo ngành, doanh thu KH theo ngành mà bạn nhân viên đó là người phụ trách.

  • Số lượng KH phân bố theo tỉnh/ thành phố: thống kê 5 tỉnh thành phố có số lượng cao KH cao nhất còn lại những tỉnh thành phố khác thì thống kê ở cột khác.

  • Biểu đồ thống kê theo giới tính: căn cứ dựa trên trường thông tin giới tính mà bạn nhân viên đó đã thêm ở phần thông tin KH.

  • Phân bố theo đội tuổi: căn cứ dựa trên trường thông tin sinh nhật của KH và của người liên hệ trong KH.

  • KH tương tác trong kỳ: thống kê theo loại tương tác bao gồm: công việc, trao đổi, email, sms, cuộc gọi.

  • Thống kê đơn hàng mà bạn nhân viên đó đã bán ra trong tháng

  • Sản phẩm bạn nhân viên đó đã bán ra trong tháng

6. Chu kỳ khách hàng

  • Chu kỳ khách hàng thống kê trung bình mất bao nhiêu lâu để khách hàng mua hàng của anh/chị kể từ thời điểm anh chị có được thông tin khách hàng (tạo khách hàng lên hệ thống Getfly) và trung bình mất bao lâu để chuyển khách hàng sang trạng thái cụ thể.

  • Thống kê theo nguồn khách hàng hoặc theo mối quan hệ.

  • Vui lòng chọn dựa trên lựa chọn tìm kiếm ở mục (1) anh/ chị lựa chọn đích danh theo nguồn cụ thể hoặc theo mối quan hệ cụ thể.

  • Lưu ý: Trường hợp không chọn cụ thể thì là thống kê tất cả nguồn khách hàng hoặc mối quan hệ

  • Giám sát theo: số ngày quan sát tối thiểu là 4 ngày và tối đa là 12 tuần.

  • Thời gian bắt đầu: sẽ tự động nhảy theo số ngày hoặc tuần anh/ chị lựa chọn theo dõi tính đến thời điểm hiện tại.

  • Kết quả: tạo đơn hàng hoặc chỉ định mối quan hệ cụ thể

7. Hành trình khách hàng

Hành trình khách hàng là thống kê số lượng khách hàng đang ở mối quan hệ anh/ chị đã phân loại.

​​​​​​​- Lọc thống kê hành trình khách hàng theo nhân viên phụ trách.

- Lọc thống kê theo số ngày hoặc tuần: tối đa là 12 tuần và tối thiểu là 4 ngày. Thời gian bắt đầu sẽ được tình theo ngày hoặc tuần giám sát đến thời điểm hiện tại

- Anh/ chị click vào con số sẽ hiển thị chi tiết thông tin khách hàng.

8. Video hướng dẫn

Last updated